This isn't an official website of the European Union
THIS CONTENT HAS BEEN ARCHIVED

Liên minh châu Âu có thể làm gì khi căng thẳng an ninh gia tăng ở châu Á?

Bài viết của Josep Borrell, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Trong khi chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến tàn khốc ở châu Âu, thì cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đặc biệt ở Đông Nam Á. Đầu tuần này ở Singapore, tôi đã thảo luận về những căng thẳng đang gia tăng và làm thế nào EU có thể giúp thúc đẩy sự ổn định và việc tuân thủ đối với những luật lệ đã được thống nhất. Chúng ta cần gắn kết hơn với một khu vực mà ở đó, bằng nhiều cách, tương lai của hành tinh này đang được định đoạt.

 

Trong khi chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến tàn khốc ở châu Âu, thì cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đặc biệt ở Đông Nam Á. Đầu tuần này ở Singapore, tôi đã thảo luận về những căng thẳng đang gia tăng và làm thế nào EU có thể giúp thúc đẩy sự ổn định và việc tuân thủ đối với những luật lệ đã được thống nhất. Chúng ta cần gắn kết hơn với một khu vực mà ở đó, bằng nhiều cách, tương lai của hành tinh này đang được định đoạt.

Có một nghịch lý khi nói đến Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, đây là một khu vực đầy năng động, tăng trưởng cao, đổi mới công nghệ và lạc quan. Một quốc gia như Singapore có GDP rất nhỏ vào khoảng $1,000 khi bắt đầu trở thành quốc gia độc lập. Con số này kể từ đó đã tăng lên $72,000 (GDP bình quân của EU là $46,000). Tuy nhiên, về mặt an ninh, khu vực này đang được đánh dấu bằng những căng thẳng đang gia tăng, các cuộc chạy đua vũ trang, các sự cố quân sự và những nỗ lực cưỡng chế. Những lời hùng biện ngày càng chói tai và tâm trạng ngày càng bi quan.

Điều này được thể hiện đầy đủ tại Đối thoại Shangri La năm nay, hội thảo an ninh quan trọng nhất ở châu Á diễn ra tại Singapore. Hàng năm, một dàn ấn tượng gồm các Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và nhiều chuyên gia an ninh cùng nhau thảo luận về tương lai cho an ninh châu Á và toàn cầu.

Hơn cả những năm trước, tâm điểm năm nay là sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Vũ đài được hình thành bằng việc Trung Quốc từ chối, ngay cả trước khi hội nghị bắt đầu, để Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin. Và mặc dù hai nhà lãnh đạo đã bắt tay tại bữa tối khai mạc, trong suốt phần còn lại của hội nghị sự cạnh tranh chiến lược mạnh mẽ được thể hiện rõ ràng. Thậm chí, những bài phát biểu của Bộ trưởng AustinTướng Lý đã đưa ra những tầm nhìn hoàn toàn khác nhau cho khu vực.

Khi nhắc đến châu Âu, mặc dù có sự hiện diện thường xuyên của các Bộ trưởng Quốc phòng châu Âu tại Đối thoại Shangri La trong nhiều năm, chúng tôi chủ yếu được coi như là một tác nhân ngoài khu vực với tác động hạn chế với các động lực an ninh khu vực. Và cuộc chiến tại Ukraine củng cố mạnh mẽ hơn cảm giác rằng châu Âu đang hướng nội, hạn chế sự gắn kết của mình trên toàn cầu cho dù thông điệp của chúng tôi lại khẳng định điều ngược lại.

Tôi muốn tái khẳng định những lý do cho cam kết của chúng tôi ở phạm vi khu vực, và mong muốn đề cập đến những đóng góp của chúng tôi. Vì thế trong bài phát biểu của mình, tôi đã nhấn mạnh rằng châu Âu và châu Á có quyền lợi trực tiếp đối với an ninh mỗi bên. Chúng ta cần bảo vệ những nguyên tắc an ninh cốt lõi bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu khi những nguyên tắc này có nguy cơ bị đe dọa, từ Ukraine đến Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông và rộng hơn nữa. EU cam kết đẩy mạnh hợp tác an ninh trong và với các đối tác châu Á. Thực tế, nhiều chuyên gia và quan chức châu Âu đã bày tỏ rõ thông điệp này tại Đối thoại Shangri La – một thông điệp đã được chuyển hóa thành hành động. Vấn đề an ninh trong hợp tác của chúng tôi với ASEAN đã ngày càng mở rộng mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều những cuộc tập trận hải quân trong khu vực của lực lượng hải quân của các Quốc gia thành viên EU và chúng tôi sẵn sàng thực hiện nhiều hơn nữa. Nhưng chúng ta cũng cần đảm bảo rằng sự hợp tác của chúng ta hoạt động hiệu quả nhất có thể, và là một con đường hai chiều.

Tôi đã giải thích cuộc chiến tranh xâm lược ở Ukraine đã thay đổi châu Âu thế nào. Chúng tôi đã đưa ra sự giúp đỡ quan trọng với Ukraine trong việc cung cấp vũ khí và đào tạo quân sự, nhưng chúng tôi cũng đang đẩy mạnh khả năng phòng thủ của mình trên diện rộng. Sự chuyển đổi chiến lược này của EU giúp chúng tôi trở thành một đối tác có năng lực hơn ở châu Á.

Như thường lệ đối với dạng hội thảo này, các cuộc đối thoại song phương và đối thoại trong hành lang cũng quan trọng như những gì diễn ra trong phòng họp. Tôi đã có cơ hội gặp Quyền Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng HangBộ trưởng Ngoại giao của nước này, người bạn tốt của tôi Vivian Balakrishnan. Tôi cũng đã có các cuộc gặp chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Trung QuốcHàn Quốc, cũng như nhiều cuộc trò chuyện không chính thức với các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong khu vực.

Không dễ để tóm tắt các kết luận chính từ các cuộc thảo luận đã diễn ra trong vài ngày vừa qua. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh ba điểm chính:

1. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy các tương quan trong khu vực, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực: kinh tế, an ninh, công nghệ và hệ tư tưởng. Nhiều quốc gia trong khu vực đang ngày càng khó duy trì chiến lược phát triển quan hệ kinh tế bền chặt với Trung Quốc song song với việc tìm kiếm hỗ trợ an ninh từ Mỹ. Một cách hợp lý, nhiều nước trong khu vực muốn tránh phải quyết định ‘đứng về phía nào’, và thay vào đó nhấn mạnh việc cần thiết phải thúc đẩy sự tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực, các thỏa thuận đa phương và hội nhập khu vực (điều này dẫn đến vai trò trung tâm của khối ASEAN). Khi các cường quốc gia tăng ảnh hưởng của họ theo nhiều hướng, nhiều người coi EU là nhân tố cân bằng trong khu vực, với sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho chủ nghĩa đa phương. Chúng ta cần nắm bắt nhu cầu về ‘một hiện diện lớn hơn của EU’.

2. Trong thế giới mang tính toàn cầu tồn tại một thể liên tục mang tính chiến lược, và không tồn tại khái niệm ‘xa xôi’. Cuộc chiến ở Ukraine ảnh hưởng đến tất cả. Tương tự, châu Âu cần hành động trước các dồn ép và các động thái đơn phương gây nguy hiểm cho sự ổn định ở eo biển Đài Loan, hoặc ở biển Đông và biển Hoa Đông. Điều này có ý nghĩa cụ thể như thế nào sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh và vào tiềm lực hiện có của chúng ta. Nhưng chúng ta không thể chỉ tập trung vào những phần riêng lẻ. Trong khi các đối tác châu Á mong muốn, một cách chính đáng, rằng chúng ta cần làm nhiều hơn vì an ninh của vùng và ‘không bỏ mặc họ’, chúng ta cũng cần nhấn mạnh rằng Ukraine xứng đáng nhận được sự đoàn kết và hỗ trợ ở phạm vi toàn cầu, khi xét đến những nguyên tắc cơ bản đang bị đe dọa. Nếu chủ quyền không còn được tôn trọng và việc sử dụng vũ lực và cưỡng chế được bình thường hóa, tất cả chúng ta, kể cả những quốc gia cách xa Ukraine về mặt địa lý, đều gặp nguy hiểm.

3. Nhìn xa hơn vấn đề về an ninh truyền thống, có một xu hướng rõ ràng cũng xuất hiện ở châu Á, hướng tới một mô hình địa kinh tế mới, khi các thị trường mở và chuỗi cung ứng ‘vừa đủ’ đang nhường chỗ cho hướng tiếp cận mang tính an toàn và được điều hướng bởi chính phủ. Các từ khóa thông dụng hiện nay bao gồm ‘tính chống chịu’, ‘sự đa dạng hóa’, và trên hết là ‘giảm thiểu rủi ro’. Theo những cách khác nhau, Trung Quốc, Mỹ và EU đều đang theo đuổi hướng tiếp cận này. Nhưng nhiều đối tác khu vực hỏi điều này có ý nghĩa cụ thể như thế nào. Những rủi ro của hướng tiếp cận ‘giảm thiểu rủi ro’ là gì? Quá trình ‘giảm thiểu rủi ro’ sẽ dừng lại ở đâu, và những tính toán của chúng ta có thể bắt đầu đi chệch hướng ở điểm nào? Câu hỏi họ đặt ra là liệu EU có trở nên bảo hộ hơn và quay lưng lại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc những câu hỏi này được đặt ra bởi một khu vực đã rất thành công trong hội nhập kinh tế toàn cầu là một điều bình thường. Đây là một lời gợi nhắc rằng, khi EU đang chuẩn bị cho một ‘chiến lược an ninh kinh tế’ mới sẽ được công bố vào cuối tháng này, chúng ta phải tính đến tác động mà các lựa chọn của chúng ta sẽ có đối với các đối tác của mình. Chúng ta cần cân bằng giữa một bên là việc bảo vệ bản thân trước những rủi ro ngày càng tăng bắt nguồn từ sự vũ trang hóa những phụ thuộc tương hỗ, và một bên là việc giữ gìn những lợi ích to lớn mà thương mại và đầu tư dựa trên quy tắc đã mang đến cho EU và các đối tác của chúng ta.

Nhìn tổng thể, tôi tin chắc rằng mặc dù chiến tranh đang diễn ra rất gần chúng ta và có những ưu tiên cấp bách trong khối EU, chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến những thay đổi chiến lược ở khực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đặc biệt là Đông Nam Á. Một điều thực sự sẽ có ảnh hưởng, là việc liệu khu vực này có tiếp tục cởi mở, đa nguyên và vận hành dựa trên các quy tắc, hay sẽ rơi vào các khối đối lập, các lựa chọn nhị phân và cuộc cạnh tranh quyền lực ngày càng khốc liệt hơn.