Du lịch & Học tập
Du lịch & Học tập
Thị thực
Các Quốc Gia Schengen không phải là những nước nhập cư. Công dân nước ngoài tới một Quốc Gia Schengen có thể được chia làm ba nhóm: nhóm không cần thị thực, nhóm mong muốn đến thăm Các Quốc Gia Schengen trong một khoảng thời gian ngắn không quá 3 tháng, và nhóm mong muốn lưu trú trong khoảng thời gian dài hơn 3 tháng. Những công dân mang hộ chiếu Việt Nam cần phải xin thị thực vào "Các Quốc Gia Schengen". Công dân các quốc gia khác có thể phải xin thị thực và nên hỏi thông tin tại Đại Sứ Quán của Các Quốc Gia Schengen.
Để xem "Giới thiệu chung về chính sách visa EU", vui lòng bấm vào đây.
Thông tin về thị thực ngắn hạn (tối đa 3 tháng)
Ngày 26 tháng Ba năm 1995, thị thực khối SCHENGEN được đưa vào sử dụng. Thị thực khối SCHENGEN hiện có hiệu lực cho những quốc gia sau: Áo, Bỉ, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungary, Iceland,Ý, Latvia, Lithuana, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na-uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Thị thực SCHENGEN được cấp bởi Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của một trong số các quốc gia SCHENGEN cho phép người được cấp đi lại tự do trong các quốc gia đó.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng, người mang thị thực SCHENGEN vẫn phải chịu sự kiểm soát về nhập cảnh và không được bảo đảm nhập cảnh vào bất cứ quốc gia SCHENDEN nào; bản thân visa không phải là quyền đi vào một quốc gia. Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể.
Tổng thời gian lưu lại, cho dù là một hay nhiều chuyến thăm, không thể vượt quá ba tháng trong vòng nửa năm, và khách viếng thăm phải rời khỏi các quốc gia Schengen trước ngày thị thực hết hạn.
Xin thị thực SCHENGEN ở đâu?
- Nếu chỉ đi thăm một trong số các quốc gia SCHENGEN, hồ sơ xin thị thực phải được nộp tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán của quốc gia đó.
- Nếu đến thăm vài quốc gia trong khối SCHENGEN, hồ sơ xin thị thực phải được nộp tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán của quốc gia mà người xin thị thực sẽ chủ yếu lưu lại tại đó.
- Trong trường hợp đến thăm vài quốc gia SCHENGEN mà không lưu lại chính ở một nước nào, hồ sơ xin thị thực phải được nộp tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán của quốc gia SCHENGEN đầu tiên trong lộ trình của mình buộc phải xin thị thực .
Những tài liệu nào phải được nộp trước khi hồ sơ xin cấp thị thực cá nhân có thể được xem xét?
A) Đối với tất cả người nộp hồ sơ, những quy định sau đây sẽ được áp dụng bất kể mục đích của chuyến thăm:
- Kể từ ngày 01 tháng Một năm 2007, tất cả các quốc gia Schengen đã tăng phí thị thực lên 60 Euro. Vui lòng liên hệ các Đại Sứ Quán tương ứng để biết về loại tiền tệ phải sử dụng để trả phí thị thực.
- Sổ hộ chiếu hoặc giấy thông hành chính thức được các quốc gia SCHENGEN chấp nhận và còn hiệu lực nhiều hơn ít nhất là 3 tháng trước ngày hết hạn của thị thực, và một trang trống để dán thị thực
- Hai mẫu đơn xin thị thực (bản Tiếng Việt)
- được điền đầy đủ và ký nhận bởi người nộp hồ sơ cùng với 2 ảnh hộ chiếu vừa chụp gần đây.
- Khoản phí thị thực đã nộp sẽ không được hoàn lại.
- Bảo hiểm y tế du lịch (đối với EU, tổng giá trị bảo hiểm ít nhất phải là 30.000 EUR), bao gồm các chi phí chăm sóc sức khỏe, cấp cứu tại bệnh viện và hồi hương y tế, ngoại trừ những người mang Hộ Chiếu Ngoại Giao và Hộ Chiếu Công Vụ
- Tài liệu phải được nộp bản gốc + 1 bản sao.
- Bản sao hộ chiếu và bản sao các trang đã sử dụng
- Xác nhận đặt vé máy bay
- Tất cả giấy tờ phải được dịch sang ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó hoặc sang tiếng Anh bởi một phiên dịch viên được chứng nhận.
- Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể
B) Yêu cầu bổ sung các tài liệu cụ thể để hỗ trợ quá trình xin thị thực sẽ phụ thuộc vào mục đích của chuyến thăm:
1. Mục đích chuyến thăm: Thăm bạn bè/người thân:
- Chứng minh mối quan hệ với người thân: giấy khai sinh của người nộp hồ sơ và giấy khai sinh của người thân, hoặc giấy tờ chứng nhận mối quan hệ gia đình được hợp pháp hóa bởi các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam.
- Nếu đang đi làm: quyết định cho nghỉ phép của chủ doanh nghiệp
- Nếu người nộp hồ sơ tự lo chi phí cho chuyến đi: sổ tiết kiệm hoặc 3 phiếu lương mới nhất của người nộp hồ sơ và bằng chứng về khả năng chi trả tài chính: ví dụ sổ tiết kiệm ngân hàng của năm hiện tại và năm trước đó, hoặc thẻ tín dụng có giá trị
- Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể
- Đối với Ý: xem thị thực DU LỊCH
2. Mục đích chuyến thăm: Du lịch
- Kế hoạch du lịch từ đại lý du lịch
- Xác nhận đặt phòng khách sạn
- Chứng minh khả năng tài chính: ví dụ sổ tiết kiệm ngân hàng của năm hiện tại và năm trước đó, hoặc thẻ tín dụng có giá trị
- Nếu đang đi làm: quyết định cho nghỉ phép của chủ doanh nghiệp. Trong quyết định này PHẢI khai đầy đủ tên công ty, địa chỉ cùng số điện thoại & số fax
- Sơ Yếu Lý Lịch của người nộp hồ sơ
- Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể
3. Mục đích chuyến thăm: Công tác
- Nếu là người làm việc tự do hoặc chủ doanh nghiệp, cần nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp
- Nếu làm việc cho một công ty: công văn từ cơ quan nêu rõ mục đích chuyến đi, ai là người thanh toán chi phí cho chuyến công tác này. (+ tình hình tài chính của công ty Việt Nam nếu đơn vị này thanh toán chi phí cho chuyến đi). Trong công văn này PHẢI khai đầy đủ tên công ty, địa chỉ cùng số điện thoại & số fax
- Thư mời từ một công ty tại quốc gia của chúng tôi, được công ty đó chuyển tiếp đến Đại Sứ Quán.
- Chứng minh khả năng chi trả tài chính: ví dụ sổ tiết kiệm ngân hàng của năm hiện tại và năm trước đó, hoặc thẻ tín dụng có giá trị
- Giấy tờ gốc các khoản nộp thuế của năm trước đó.
- Tài liệu chứng minh lịch sử giao dịch giữa công ty nước ngoài và (công ty của) người nộp hồ sơ
- Sơ Yếu Lý Lịch của người nộp hồ sơ
- Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể
4. Mục đích chuyến thăm: Hội thảo/Khóa học/Đào tạo
- Nếu là người làm việc tự do hoặc chủ doanh nghiệp, cần nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp
- Nếu làm việc cho một công ty: công văn từ cơ quan nêu rõ mục đích chuyến đi, ai là người thanh toán chi phí cho chuyến công tác này. (+ tình hình tài chính của công ty Việt Nam nếu đơn vị này thanh toán chi phí cho chuyến đi). Trong công văn này PHẢI khai đầy đủ tên công ty, địa chỉ cùng số điện thoại & số fax
- Thư mời từ một công ty tại quốc gia của chúng tôi, được công ty đó chuyển tiếp đến Đại Sứ Quán.
- Chứng minh khả năng chi trả tài chính: ví dụ sổ tiết kiệm ngân hàng của năm hiện tại và năm trước đó, hoặc thẻ tín dụng có giá trị
- Giấy tờ gốc các khoản nộp thuế của năm trước đó.
- Tài liệu chứng minh lịch sử giao dịch giữa công ty nước ngoài và (công ty của) người nộp hồ sơ
- Sơ Yếu Lý Lịch của người nộp hồ sơ
- Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể
5. Tất cả các mục đích:
- Tài liệu bổ sung cho trẻ em dưới 18 tuổi: bản tuyên bố của cả cha và mẹ về việc đồng ý cho con em mình đi du lịch nước ngoài. Bản tuyên bố này phải được hợp pháp hóa bởi các Cơ quan chức năng địa phương. Đề nghị nộp một bản giấy khai sinh của trẻ em và các bản sao hộ chiếu hoặc giấy Chứng minh nhân dân của cả bố và me.
- Tùy vào từng trường hợp cụ thể của người nộp hồ sơ xin cấp thị thực mà có thể yêu cầu nộp thêm một số giấy tờ để thu thập thêm thông tin nhằm hoàn thiện quá trình xử lý hồ sơ.
- Yêu cầu nộp Công hàm thường áp dụng đối với những trường hợp mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ.
- Người nộp hồ sơ phải trực tiếp đi nộp hồ sơ xin thị thực trước chuyến đi.
- Xem thêm thông tin quốc gia cụ thể
Những lợi ích của du học châu Âu
Các lựa chọn đa dạng và khả năng trao đổi học thuật: có hơn 1.300 học viện và trường đại học cung cấp các chương trình học tập chất lượng cao trong môi trường quốc tế với nhiều khóa học và cơ hội thực tập cho bạn lựa chọn.
Nghiên cứu và Đổi mới: châu Âu nổi tiếng là trung tâm ưu việt của giáo dục và hơn thế nữa, đây cũng là cái nôi cho nghiên cứu và đổi mới, nơi có nguồn lực dồi dào và các nhà khoa học hàng đầu. Điều này có thể quan trọng cho các bước tiếp theo trong sự nghiệp của bạn.
Khả năng chi trả: trong top 10 hiện tại của "Các thành phố giá cả phải chăng dành cho sinh viên", phần lớn tới từ các nước châu Âu nhưu Áo, Pháp, Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha. Du học châu Âu nhìn chung khá phải chăng, vì học phí rất thấp so với chất lượng giáo dục hàng đầu mà bạn sẽ nhận được.
Du lịch: khi bạn ở trong khu vực Schengen, bạn sẽ có thể đi du lịch khắp lục địa và khám phá vẻ đẹp của châu Âu.
Học ngoại ngữ: hầu hết sinh viên học tại trường bằng tiếng Anh. Ngoài lớp học, bạn sẽ có cơ hội để học thêm một hoặc nhiều ngôn ngữ mới – đây là lợi thế lớn trên thị trường lao động.
Làm việc: ở châu Âu, sinh viên có quyền làm việc ít nhất 15 giờ một tuần. Với các quy tắc thị thực mới (có hiệu lực từ tháng 5 năm 2018), sinh viên quốc tế được phép ở lại châu Âu ít nhất 9 tháng sau khi hoàn thành việc học hoặc nghiên cứu để tìm việc hoặc thành lập doanh nghiệp. Những kinh nghiệm này có giá trị cho xây dựng CV cá nhân.
Erasmus+
Hợp tác về giáo dục dần trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện các chính sách đối ngoại của EU. Đây là những công cụ chính để thúc đẩy sự hiểu biết đa văn hóa và sự kết nối giữa các khu vực của chúng ta, sự chuyển giao tri thức và phát triển bền vững. Các chương trình trao đổi giáo dục bậc cao giúp mọi người kết nối trên toàn thế giới, tiếp cận với nhiều bên liên quan, giúp quảng bá một hình ảnh tích cực của châu Âu trên thế giới.
Giáo dục bậc cao là trách nhiệm của 27 quốc gia thành viên. EU đóng vai trò thúc đẩy châu Âu trở thành một trung tâm xuất sắc về giáo dục bậc cao.
Erasmus+ 2021-2027 là chương trình của Liên minh châu Âu nhằm hỗ trợ các dự án, quan hệ đối tác, sự kiện và trao đổi học thuật trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, thanh niên và thể thao. Các cơ hội trong lĩnh vực giáo dục bậc cao đang rộng mở với Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về các cơ hội có thể dành cho các tổ chức và cá nhân ở bên ngoài EU, vui lòng truy cập tại đây.
Chương trình Erasmus+ 2021-2027 tập trung mạnh vào sự bao trùm xã hội, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ vào đời sống dân chủ. Có ba loại cơ hội chính để nhận tài trợ hay còn gọi là "Hành động chính":
- Hành động chính 1: Trao đổi học thuật của các cá nhân - Học bổng cho sinh viên và cán bộ-nhân viên
Hành động chính 1 hỗ trợ các hoạt động trao đổi học thuật xuyên quốc gia nhắm vào người học (sinh viên, học viên, người học việc, thanh niên và tình nguyện viên) và cán bộ-nhân viên (giáo sư, giáo viên, giảng viên, nhân viên trẻ và những người làm việc trong các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thanh niên). Trao đổi học thuật cá nhân phải diễn ra thông qua các tổ chức tham gia vào một dự án về trao đổi học thuật.
- Hành động chính 2: Hợp tác dành cho đổi mới-sáng tạo và trao đổi các kinh nghiệm tốt - Tài trợ cho các dự án hợp tác EU-Việt Nam và một số học bổng cho cá nhân sinh viên
Hành động chính này hỗ trợ chủ yếu cho các dự án trong quan hệ đối tác giữa các tổ chức của các quốc gia khác nhau, dự kiến sẽ mang lại tác động tích cực và lâu dài cho các tổ chức tham gia, cho các hệ thống chính sách mà trong đó các dự án đó được hình thành, cũng như cho các tổ chức và cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động. Hành động chính này hỗ trợ các loại quan hệ đối tác khác nhau, dự kiến sẽ dẫn đến việc phát triển, chuyển giao và/hoặc thực hiện các hoạt động đổi mới-sáng tạo ở cấp tổ chức, địa phương, khu vực, quốc gia hoặc châu Âu. Hành động chính này cũng bao gồm chương trình Thạc sĩ liên kết Erasmus Mundus, nơi cung cấp các chương trình cấp bằng tích hợp, với học bổng 2 năm do EU tài trợ cho cả sinh viên EU và ngoài EU.
- Hành động chính 3: Hỗ trợ cải cách chính sách - chủ yếu nhắm vào các tổ chức châu Âu
Các hoạt động hỗ trợ cải cách chính sách nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình nghị sự chính sách châu Âu. Nguồn tài trợ có sẵn cho các dự án hỗ trợ cải cách chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thanh niên do Ủy ban châu Âu trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đợt kêu gọi đề xuất cụ thể do Cơ quan điều hành quản lý. Hành động chính này nhắm đến các ứng viên châu Âu, nhưng các tổ chức Việt Nam có thể tham gia với tư cách là đối tác.
Erasmus+ hỗ trợ cả loại Hành động bổ sung: các Hành động Jean Monnet cung cấp tài trợ cho các sáng kiến liên quan đến việc thúc đẩy trình độ xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu của Liên minh châu Âu. Nguồn tài trợ có sẵn trên toàn thế giới. Các dự án đủ điều kiện bao gồm như thiết lập một chương trình hoặc khóa giảng dạy ngắn hạn trong lĩnh vực nghiên cứu về Liên minh châu Âu tại một cơ sở giáo dục bậc cao, thiết lập một vị trí giảng dạy chuyên môn về Liên minh châu Âu (Chủ tịch Jean Monnet) hoặc thiết lập một đầu mối về năng lực và kiến thức đối với các chủ đề của Liên minh châu Âu (Trung tâm Xuất sắc Jean Monnet).
Các tổ chức và cơ quan tìm kiếm cơ hội tài trợ do chương trình này hỗ trợ phải tuân thủ các điều kiện tham gia và nhận tài trợ được nêu trong Hướng dẫn về Chương trình.
Triển lãm giáo dục 'Du học châu Âu'
Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam thúc đẩy quảng bá du học châu Âu thông qua việc tổ chức Triển lãm giáo dục 'Du học châu Âu' từ năm 2016. Sự kiện thường niên này được diễn ra vào tháng 9 hàng năm, thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí và có hơn 10.000 lượt người tới tham gia, bao gồm chủ yếu là học sinh sinh viên, phụ huynh học sinh, và các cá nhân làm việc trong lĩnh vực giáo dục.
Cổng thông tin chính thức về Du học của Ủy ban châu Âu cung cấp thông tin hữu ích và toàn diện về việc học tập ở từng quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.