Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại Lâm Đồng và Đắk Nông
Mục tiêu tổng quát |
Cải thiện tính bền vững môi trường, bao trùm xã hội và khả năng chống chịu của các mô hình sản xuất thực phẩm và các chuỗi cung ứng ở Tây Nguyên Việt Nam.
|
Mục tiêu cụ thể |
1) Tăng cường các hệ sinh thái, bao gồm cả việc giảm mất và suy thoái rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khôi phục các hệ sinh thái ưu tiên, giảm phát thải khí nhà kính. 2) Cải thiện sinh kế, thông qua việc đưa các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm cả các đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tham gia vào các chuỗi giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch sinh thái. 3) Duy trì sản xuất lương thực và nâng cao chất lượng, thông qua cải tiến phương thức canh tác, tổ chức các nhà sản xuất tốt hơn, các chuỗi cung ứng rút ngắn và minh bạch.
|
Kết quả mong đợi |
1) Các hệ thống quản trị hiệu quả bao gồm cả các công cụ và quy trình quản lý và quy hoạch sử dụng đất tích hợp được thiết lập ở cấp huyện và cấp tỉnh. 2) Các thực hành tiêu chuẩn hóa có tính bền vững, thích ứng thông minh với khí hậu và năng suất cao được triển khai cho nông nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ. 3) Môi trường tài chính được tăng cường với các cơ chế đổi mơi-sáng tạo, tăng cường tài trợ và các quan hệ đối tác mạnh mẽ để hỗ trợ chuyển đổi theo hướng cảnh quan bền vững, với sự chú trọng ở cấp tỉnh và cấp huyện. 4) Tính bền vững và nhân rộng được đảm bảo thông qua sự phối hợp, giám sát và đánh giá mạnh mẽ, xây dựng và phổ biến kiến thức cũng như vận động tích cực ở cấp khu vực và cấp quốc gia.
|
Tổng ngân sách (EUR) |
5,000,000
|
Đóng góp của EU (EUR) |
5,000,000
|
Giai đoạn |
2022 - 2026
|
Tổ chức thực hiện |
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam
|
Công cụ tài trợ |
DCI theo chủ đề
|
Khu vực hưởng lợi |
Việt Nam (Lâm Đồng và Đắk Nông)
|
Tham khảo
|
|