Chương trình Chuyển dịch Năng lượng Bền vững EU-Việt Nam (SETP)
Mục tiêu tổng quát |
Đóng góp vào quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững ở Việt Nam.
|
Mục tiêu cụ thể |
1) Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng; 2) Tỷ trọng năng lượng tái tạo lớn hơn trong cơ cấu năng lượng; 3) Cải thiện hiệu quả của Hệ thống Thông tin Năng lượng Việt Nam (VEIS).
|
Tóm tắt/mô tả ngắn gọn |
Để duy trì lộ trình phát triển kinh tế - xã hội đầy tham vọng, Việt Nam cần phát triển hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy và bền vững. Trong bối cảnh các cam kết về biến đổi khí hậu của Việt Nam, nhu cầu lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường và các mối lo ngại về an ninh năng lượng, Đối tác đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng sạch và tái tạo, đồng thời cải thiện hiệu quả năng lượng và giảm thiểu thất thoát năng lượng. Chương trình góp phần thực hiện cơ chế Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) cùng với Việt Nam, qua đó hỗ trợ Việt Nam phát triển với mức phát thải thấp và ứng phó được với biến đổi khí hậu, cũng như hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và phi carbon hóa hệ thống điện cũng như phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới một tương lai phát thải ròng bằng 0. Chương trình này sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua Thỏa thuận Thực hiện Cải cách Ngành. Các biện pháp hỗ trợ bổ sung sẽ được cung cấp để nâng cao năng lực thể chế và khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật, hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân và nâng cao nhận thức chung về lợi ích của các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo.
|
Kết quả mong đợi |
Các kết quả đầu ra được tạo ra góp phần vào Mục tiêu cụ thể (Kết quả đầu ra) 1: 1.1 Các khung pháp lý và kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi, bổ sung; 1.2 Mạng lưới các đơn vị sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả được mở rộng; 1.3 Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng bình quân của các ngành/phân ngành công nghiệp giảm; 1.4 Bên sử dụng năng lượng được chỉ định áp dụng Hệ thống Quản lý Năng lượng theo quy định.
Các kết quả đầu ra được tạo ra góp phần vào Mục tiêu cụ thể (Kết quả đầu ra) 2: 2.1 Sửa đổi các cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (cụ thể là FIT) hiện có; 2.2 Cho phép các Thỏa thuận Mua bán Điện Trực tiếp (DPPA) và thị trường điện được điều chỉnh từng bước để cho phép việc sản xuất và hấp thụ năng lượng tái tạo được tối ưu hóa; 2.3 Hỗ trợ cung cấp năng lượng tái tạo hoặc năng lượng lai tại chỗ cho các khu vực vùng sâu, vùng xa và ngoài khơi.
Các kết quả đầu ra được tạo ra góp phần vào Mục tiêu cụ thể (Kết quả đầu ra) 3: 3.1 Khung pháp lý được thiết lập và chuẩn bị cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin; 3.2 Năng lực tổ chức và cơ sở hạ tầng của Hệ thống Thông tin Năng lượng Việt Nam (VEIS) được tăng cường.
|
Tổng ngân sách (EUR) |
142,000,000
|
Đóng góp của EU (EUR) |
Hỗ trợ ngân sách: 121,000,000 Các biện pháp hỗ trợ bổ sung:
|
Giai đoạn |
2021 – 2027
|
Tổ chức thực hiện |
Hỗ trợ ngân sách: Bộ Công Thương, thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Các biện pháp hỗ trợ bổ sung:
|
Công cụ tài trợ |
DCI song phương
|
Khu vực hưởng lợi |
Việt Nam
|
Tham khảo |
|