Dự án Chuyển đổi Năng lượng EVN Team Europe (ETEF)
Mục tiêu tổng quát |
Cung cấp Hỗ trợ Kỹ thuật để hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong (i) thực hiện chiến lược chuyển đổi năng lượng và (ii) chuẩn bị và thực hiện các dự án của EVN liên quan đến các cam kết COP26 của Việt Nam hướng tới trung hòa carbon và loại bỏ dần than.
|
Mục tiêu cụ thể |
1) Chuẩn bị tốt hơn cho EVN trong quá trình chuyển đổi và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư vào Lộ trình của EVN cũng như tính nhất quán của Tập đoàn với các cam kết tại COP26 và trong cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) của Việt Nam (bao gồm cả các hoạt động báo cáo và công bố thông tin doanh nghiệp của Tập đoàn); 2) Đẩy nhanh quá trình thẩm tra và xác minh những thiếu sót cũng như giảm thiểu rủi ro (thẩm định/thực hiện) đối với các dự án chuyển đổi năng lượng lớn; 3) Giảm bớt khoảng cách giữa các thông lệ của EVN và các tiêu chuẩn quốc tế trong thẩm định dự án và thực hiện dự án; 4) Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua tổ chức nội bộ của EVN hoặc bằng cách hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo nhạy cảm về giới; 5) Đẩy nhanh việc huy động vốn cho quá trình chuyển đổi năng lượng.
|
Tóm tắt/ Mô tả ngắn gọn |
Dự án này đáp ứng thông qua cách tiếp cận #TeamEurope trong việc triển khai cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng với Việt Nam (JETP) đã được thống nhất vào tháng 12 năm 2022 và sẽ cho phép các EDFI chuyển từ cách tiếp cận theo từng dự án sang cách tiếp cận dựa trên chương trình để hỗ trợ các khoản đầu tư ưu tiên chính của EVN. Sáng kiến này rất phù hợp với bối cảnh của chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu (Global Gateway) của EU, đặc biệt là nằm trong ưu tiên theo lĩnh vực năng lượng và khí hậu. Hai dự án thuộc ETEF (Nhà máy thủy điện tích năng Bắc Ái và thủy điện Trị An mở rộng) cũng là những dự án trọng điểm trong chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu. Dự án này nằm trong lĩnh vực Ưu tiên 1 “Kinh tế tuần hoàn số thích ứng với khí hậu” thuộc Chương trình Định hướng Đa niên EU - Việt Nam 2021 - 2027 (MIP). Dự án này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu cụ thể của MIP "Sản xuất và tiêu thụ năng lượng xanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn". Dự án được cấu trúc theo năm hợp phần sau được hỗ trợ thông qua sự đóng góp của EU: 1) Hỗ trợ kỹ thuật cho việc chuẩn bị các dự án đầu tư thuộc chiến lược Chuyển đổi Năng lượng của EVN 2) Hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chiến lược Chuyển đổi Năng lượng của EVN 3) Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực của EVN (cải thiện quy trình và kỹ năng) về quản lý dự án Chuyển đổi Năng lượng 4) Hỗ trợ kỹ thuật về chiến lược phi cacbon hoá của EVN để hỗ trợ EVN xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi năng lượng của mình, bao gồm cả khả năng đáp ứng và sẵn sàng của EVN trước nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực điều phối Dự án & sản xuất năng lượng tái tạo. 5) Đầu tư chuyển đổi năng lượng: được tài trợ thông qua các khoản vay của EDFI (AFD, KfW và EIB).
|
Kết quả mong đợi |
Tăng cường đối thoại chính sách về các thành tựu chuyển đổi năng lượng của EVN và sự phù hợp với lộ trình tới 2045 của Việt Nam và các cam kết được đưa ra tại COP26, đồng thời tăng cường năng lực của EVN trong thẩm định và thực hiện dự án. Dự án này cũng nhằm mục đích củng cố cơ sở hạ tầng điện, đặc biệt là cơ sở hạ tầng tiên tiến cần thiết cho việc tích hợp năng lượng tái tạo không liên tục và cải thiện năng lượng sạch/xanh/tái tạo và hiệu quả sử dụng năng lượng.
|
Tổng ngân sách (EUR) |
1.27 tỷ (Viện trợ không hoàn lại của EU kết hợp với vốn vay của AFD)
|
Đóng góp của EU (EUR) |
16,640,000 (Viện trợ không hoàn lại)
|
Giai đoạn |
2023 - 2031
|
Tổ chức thực hiện |
Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)
|
Công cụ tài trợ |
NDICI song phương (EFSD +)
|
Khu vực hưởng lợi |
Việt Nam
|
Tham khảo
|
https://commission.europa.eu/strategy-and-policy/priorities-2019-2024/european-green-deal_en
|